Oxy hoá hóa học là công nghệ sử dụng các chất oxy hoá để loại bỏ các chất độc hại trong môi trường hoặc đưa chúng về nồng độ có thể quản lý được. Các chất oxy hoá điển hình có thể kể đến như: O3, H2O2, ClO2, K2MnO 4, … Mỗi chất hoá học có những đặc điểm riêng phù hợp với từng môi trường xử lý khác nhau.
Hydrogen Peroxide (H2O2)
Hydrogen Peroxide còn có tên gọi khác là oxy già. Công thức hoá học của chúng là H2O2. Chất hoá học này được một nhà khoa học người Nga tìm thấy từ năm 1908, chúng tồn tại trong cơ thể con người và đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, giúp cơ thể diệt khuẩn, khử trùng, hạn chế tối đa sự lây nhiễm bệnh từ bên ngoài.
Với tính chất oxy hoá mạnh, oxy già được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, bao gồm cả việc sát khuẩn vết thương, làm đẹp, tẩy trắng, khử trùng nước, khử độc thực phẩm, làm sạch quần áo, đồ dùng.
Ozone (O3)
Ozone cũng là chất có tính oxy hoá khử mạnh, chúng tồn tại trong tự nhiên với nhiệm vụ ngăn sự tác động của tia cực tím đến hệ sinh vật trên Trái đất. Trong thương mại, ozone nhân tạo được sinh ra bằng cách chiếu tia UV hoặc dòng điện cường độ cao vào các phân tử oxy trong mô hình máy ozone công nghiệp, khi đó, O2 bị phân tách trở thành oxy nguyên tử (O). Vì không thể tồn tại độc lập nên O nhanh chóng liên kết lại với nhau hoặc liên kết với O2 tạo thành O3.
Cho đến nay, Ozone vẫn được đánh giá là chất khử trùng hiệu quả, thân thiện vì chúng có khả năng tiêu diệt, bất hoạt hầu hết các loại vi khuẩn, virus nhưng lại có thời gian tồn tại ngắn, dễ phân huỷ thành oxy. Các ứng dụng điển hình của O3 có thể kể đến như: Khử trùng nước uống, nước sản xuất, nước thải, môi trường không khí.
Chlorine Dioxide (ClO2)
Chlorine Dioxide có công thức hoá học là ClO2. Mặc dù có tính oxy hoá nhưng ClO2 chỉ phản ứng với một số hợp chất hữu cơ, sunfua, các amin. ClO2 có khả năng khử trùng tương đương với Clo nếu như đạt nồng độ phù hợp nhưng về cơ bản, chúng sở hữu nhiều ưu điểm hơn, điển hình là việc không bị ảnh hưởng bởi độ pH trong khoảng 4 đến 10, thời gian tiếp xúc thấp hơn, không bị ăn mòn ở nhiệt độ cao, không phản ứng với NH3+, NH4+, … và đặc biệt ClO2 không có mùi.
Bằng các ưu điểm kể trên, Chlorine Dioxide thường được dùng để khử trùng nước, rửa rau, khử trùng tháp làm mát.
Kali Manganat (K2MnO4)
Kali Manganat là hợp chất hoá học có màu xanh còn được gọi là thuốc tím, chúng có thể oxy hoá các vật chất hữu cơ, vô cơ. Chính vì vậy, K2MnO4 thường được dùng để khử trùng nước trong các ao nuôi thuỷ hải sản để loại bỏ tảo, tiêu diệt các si vinh vật gây bệnh. Ngoài ra, thuốc tím cũng được ứng dụng trong y học để sát khuẩn, rửa vết thương.
Nguyên lý khử trùng của thuốc tím là oxy hoá trực tiếp màng tế bào, từ đó phá huỷ các enzyme khiến vi sinh vật không thể thực hiện quá trình trao đổi chất và cuối cùng là bị chết.