Biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học đồng biến hay nghịch biến với dịch bệnh?

Khi virus corona xuất hiên, cả thế giới phải “chao đảo” vì dịch bệnh. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do biến đổi khí hậu và sự mất đa dạng sinh học trên Trái đất. Liệu đánh giá này có thực sự chính xác và con người có thể làm gì để ngăn ngừa sự xuất hiện của dịch bệnh? Các chuyên gia trên thế giới đã tiến hành khảo sát và đưa ra nhận định cụ thể về vấn đề này.

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, COVID-19 truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật trung gian không xác định, đó có thể là tê tê. Cũng từ lí do đó mà các nhà chức trách bắt đầu ý thức và nâng cao tinh thần cảnh giác nhiều hơn đối với sự ảnh hưởng của động vật tới con người. Theo một số chuyên gia, đại dịch SARS COVID 2 là sự kiện một lần trong thế kỷ nhưng một số khác lại cho rằng, sự tác  động của con người và biến đổi khí hậu tới động vật sẽ khiến các căn bệnh tiếp tục bùng phát thành đại dịch trong tương lai.

Một hội nghị Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) được tiến hành nhằm xem xét các vấn đề về môi trường sống, xung đột giữa con người và động vật cũng như sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự xuất hiện của dịch bệnh.

Làm thế nào để một căn bệnh truyền từ động vật sang người trơ thành đại dịch?

Khi con người tiếp xúc với động vật, mầm bệnh có cơ hội lây lan. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc truyền nhiễm bệnh từ động vật có xương sống sang người được gọi là zoonosis. Động vật có xương sống bao gồm: Động vật có vú, chim, bò sát nhưng không phải côn trùng.

Trên thực tế, các căn bệnh này chiếm khoảng 2/3 trong số các bệnh truyền nhiễm ở người. Những căn bệnh điển hình trong lịch sử có thể kể đến như: Bệnh Ebola ở châu Phi, Marburg ở châu Âu, virus Hendra ở Úc, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) coronavirus và virus Nipah ở Đông Á. Ngoài ra, còn có một số dịch bệnh có ảnh hưởng đến toàn cầu và diễn ra trong một thời gian dài như: HIV/ADIS, cúm lợn H1N1. Dự đoán, COVID-19 cũng là một trong những căn bệnh như thế.

Chuột tại các bãi rác trong các đô thị

Theo Nền tảng chính sách khoa học liên chính phủ vè đa dạng sinh học và hệ sinh thái (IPBES), có khoảng 1.7m virus có khả năng gây hại đang phát triển trên cơ thể động vật có vú và chim mà chưa lây sang người. IPBES là một nhóm độc lập, chuyên nghiên cứu về các vấn đề đa dạng sinh học.

Sự lây lan từ động vật sang người có thể xảy ra theo nhiều cách bao gồm sự truyền nhiễm trực tiếp thông qua các vết cắn, sử dụng thịt động vật sống, thịt chưa nấu chín hoặc từ sữa, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh cũng có thể lây lan gián tiếp khi con người tiếp xúc với bề mặt mà động vật nhiễm bệnh đã từng tiếp xúc. Cả động vật hoang giã và gia súc đều có khả năng truyền bệnh.

Trong trường hợp đặc biệt, bệnh có thể truyền qua một loài trung gian, chúng chỉ đóng vai trò là vật truyền bệnh mà không hề bị bệnh. Các nhà khoa học nghi ngờ đây chính là cách mà Virus Corona lây nhiễm sang người.

Mặc dù vậy cần lưu ý rằng, dịch bệnh có thể lây sang người nhưng chúng chỉ có thể xâm nhập vào trong cơ thể tấn công hệ miễn dịch và bùng phát thành bênh khi gặp điều kiện thích hợp.

Việc một căn bệnh có thể trở thành đại dịch hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có khả năng lây lan từ người sang người của virus, đặc điểm của mầm bệnh và điều quan trọng nhất chính là tinh thần cảnh giác và các phương pháp phòng ngừa, tiêu diệt virus của con người. Trong trường học đại dịch COVID-19, một trong những yếu tố khiến dịch bùng phát trên toàn thế giới đó là khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể con người, gây ra bệnh nhưng không có các biểu hiện cụ thể, từ đó làm tăng nguy cư lây nhiễm trong cộng đồng. Điều đáng nói là các dịch bệnh trong vài thập kỷ gần đây đã tăng lên khi động vật thường xuyên di chuyển đến các vùng đất khác nhau.

Thay đổi khí hậu và biến đổi sinh học có thể làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh

Các nhà khoa học cho rằng, sự biến đổi khí hậu và xáo trộn sinh học ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và lây lan bệnh từ động vật sang người. Lí giải về điều này, Giáo sư Hans-Otto Poertner – Trưởng khoa sinh học tại Viện Alfred Wegener ( AWI )cho rằng, khi biến đổi khí hậu diễn ra, chúng ảnh hưởng tới môi trường sống của con loài động vật. Các loài động vật này di chuyển vào nơi sinh sống của con người sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Thực tế nói lên rằng, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến nơi sống của các loài động vật, bao gồm cả trên đất liền và đại dương. Điều này là do nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi. Một số loài phải tìm kiếm những khu vực mới có điều kiện khí hậu phù hợp hơn. Nếu không tìm được nơi ở phù hợp chúng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Một đánh giá được công bố trên Science.org năm 2017 nghiên cứu về 40.000 loài động vật trên thế giới cho thấy có một nửa trong số chúng đã di cư do điều kiện khí hậy thay đổi. Xu hướng chung của chúng là di về các cực của Trái đất để tìm đến nơi có khí hậu mát mẻ hơn. Nếu nư động vật trên cạn di chuyển với tốc độ trung bình là 10 dặm một thập kỷ thì các loại sinh vật biển đi với tốc độ 45 dặm trong một thập kỷ. Trong quá trình di chuyển, động vật phải chịu tác động từ các yếu tố như: Nguồn thức ăn, mô hình sử dụng đất của con người, sự phân bố của động vật ăn thịt. Sự di dân của động vật làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh như không hề dễ để các nhà khoa học dự đoán chính xác về nơi chúng sẽ đi đến.

Dịch bệnh Ebola Châu Phi

Cho đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ lây lan bệnh. Trong một nghiên cứu của Redding, biến đổi khí hậu có thể làm tăng nguy cơ bùng phát dịch Ebola mới ở nhiều vùng của châu Phi vào năm 2070 do sa mạc ấm lên, ẩm ướt hơn khiến các loài cây phát triển – nơi sinh sống ưa thích của các loài dơi.

Một nghuên cứu khác cho thấy biến đổi khí hậy làm tăng nguy cơ lan truyền của virus Hendra – một bệnh truyền từ cáo sang người qua ngựa. Virus này lần đầu tiên được phát hiện tại ổ dịch ở Hendra – Ngoại ô thành phố Brisbane, Autrilia vào năm 1994. Ngay sau đó, có ít nhất 8 ổ dịch khác hình thành theo bờ biển phía bắc Australia với tỷ lệ tử vong lên đến 50-75%.

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy kết quả tương tự. Nghiên cứu được thực hiện trên khoảng 4.000 loài động vật có vú. Kết quả cho thấy, chúng có thể làm lây lan dịch bệnh lên 3.000 đến 13.000 lần khi di cư đến các vùng có mật độ dân số cao ở châu Á và châu Phi.

Rõ ràng, các nghiên cứu trên là lời cảnh tỉnh dành cho con người trong việc duy trì các hoạt động dẫn đến biến đổi khí hậu. Cần “thức tỉnh” và áp dụng các phương pháp phù hợp hơn để ngăn chặn tình trạng phát thải, phá rừng cũng như sử dụng thực phẩm được khai thác từ động vật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *