Một nghiên cứu do Viện Đánh giá Môi trường và Nghiên cứu Nước (IDAEA) và Viện Nghiên cứu Cao cấp Địa Trung Hải (IMEDEA CSIC-UIB), thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC) đã được thực hiện và chỉ ra kết quả rằng việc bơm CO2 (carbon dioxide) vào dưới lòng đất có ít nguy cơ rò rỉ trở lại bề mặt. Điều này đã mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực môi trường, các chuyên gia hi vọng, có thể lưu trữ lượng lớn chất khí này trong đất để giảm biến đổi khí hậu.
Theo các mô phỏng, CO2 sẽ tồn tại sâu dưới lòng đất trong hàng triệu năm, ngay cả khi các loại đá có độ thấm thấp bên trên bị đứt gãy. Kết quả này được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters với sự hỗ trợ của Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley và Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.
“Mục tiêu của việc lưu trữ CO2 là lấy khí nhà kính này từ ngành công nghiệp khó giảm bớt và bơm nó vào sâu dưới lòng đất. Để khí duy trì ở độ sâu, nó phải được bơm vào các loại đá có độ thấm và độ xốp cao, chẳng hạn như đá sa thạch . Tuy nhiên, có nguy cơ rò rỉ CO2 , vì CO2 nhẹ hơn nước muối lấp đầy các lỗ ở độ sâu lớn, vì vậy nó có thể nổi lên trên và rò rỉ trở lại bề mặt”.
Để tính toán nguy cơ rò rỉ CO2 , các nhà nghiên cứu đã dự đoán dòng khí lên bề mặt sau khi phun ở độ sâu 1.550 mét (độ sâu phổ biến để lưu trữ khí dưới lòng đất) bằng cách sử dụng các mô hình vận chuyển số trong hai kịch bản khác nhau. Trong trường hợp xấu nhất, sự ảnh hưởng phải đối mặt là các vết nứt trên đá ngầm, điều này cũng không gây ra nhiều ảnh hưởng. Hi vọng rằng, với nghiên cứu này, các chiến lược khắc phục biến đổi khí hậu sẽ được cải thiện và trở nên hữu ích hơn.
Nguồn tin: phys.org