Tài liệu (International Scientific Committee of Ozone Therapy) là các khuyến nghị có thể trở thành nguồn hướng dẫn và tham khảo cho tất cả những người sử dụng công nghệ ozone. Tuy nhiên, tùy thuộc và mỗi ứng dụng khác nhau mà cần có sự theo dõi và đưa ra các giải pháp phù hợp. Tất cả các thông tin được đề cập dưới đây đều nằm trong khuôn khổ của quy định về an toàn ozone. Văn bản chỉ cung cấp các tài liệu tham khảo, không chịu trách nhiệm về hiệu suất hoạt động cũng như việc ứng dụng thực tế công nghệ.
Tài liệu đã được phát triển khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định vẫn chưa có một loại vắc xin hay phương pháp điều trị dứt điểm cho những người bị nhiễm COVID-19, WHO cũng kêu gọi người dân trên toàn thế giới nâng cao sức mạnh đoàn kết, nâng cao ý thức cá nhân để chống lại đại dịch. Và tài liệu này chính là một trong những điều mà ngành y tế muốn gửi tới người dân. Liệu pháp ozone được cung cấp như phương pháp ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus ra cộng đồng, hỗ trợ tích cực trong việc khử trùng môi trường.
Đặt vấn đề
Sự xuất hiện của virus SARS-CoVID-2 (nCoV, COVID-19) ở Trung Quốc vào cuối năm 2019 đã gây ra một đại dịch cho toàn thế giới là nguyên nhân khiến gần 7.500.000 người nhiễm bệnh, trong đó có gần 419 nghìn người tử vong (tính đến 11/6/2020). Bên cạnh sự tổn thất về người, COVID-19 còn khiến nền kinh tế thế giới sụt giảm, thậm chí kiệt quệ, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa từ đó kéo theo tình trạng đói, nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng.
Vào tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định hội chứng hô hấp cấp tính do COVID-19 gây ra là rất nặng, và có nguồn gốc từ dơi đồng thời, chúng có khả năng phát tán, tiến hóa nhanh chóng.
SARS-CoV-2 lây lan từ người sang người thông qua các giọt nước boặc tiếp xúc trực tiếp. Thời gian u bệnh khoảng 6,4 ngày trong đó, chu kỳ sinh sản là từ 2,24 đến 3,58 ngày.
Trong số các trường hợp mắc COVI-19, sốt là triệu chứng phổ biến nhất sau đó là các biểu hiện đi kèm như: Kho, mệt mỏi, khô họng. Hiện tại, không có loại thuốc kháng virus nào được cấp phép bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan Dược phẩm và Sản phẩm Y tế Tây Ban Nha (AEMPS). Thông tin này đã được khẳng định bởi Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Cho đến nay, các bác sĩ vẫn đang áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau với mong muốn tìm ra phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Trước tình hình đó, các giải pháp ngăn ngừa sự phát triển và hỗ trợ điều trị dịch bệnh đã được các chuyên gia không ngừng tìm kiếm. Và ozone là một trong nhũng phương pháp khử trùng môi trường ô nhiễm mang đến hiệu quả tốt. Đây là loại khí có khả năng xâm nhập vào tất cả các khu vực trong phòng, cabin tàu, nơi công cộng, …
Ứng dụng công nghệ ozone trong việc phòng ngừa COVID-19
Hiệu quả máy khử trùng ozone được đánh giá là cao hơn hẳn so vơi các phương pháp thông thường nhưng khi sử dụng, cần đảm bảo không gian không co sự xuất hiện của người và độc vật vì ở nồng độ cao, ozone rất dễ gây ảnh hưởng đến con người.
Liệu pháp khử trùng bằng công nghệ ozone đã được khẳng định là hữu ích trong việc chống lại SARS-CoV-2 thông qua các ứng dụng thực tế trong việc tiêu diệt các loại vi trùng khác. Việc sử dụng ozone cần được tuân thủ các tiêu chuẩn đã đươc quy định. Có ít nhất 3 thử nghiệm cần được tiến hành để đánh giá hiệu quả của liệu pháp ozone như một phương pháp điều trị bổ sung cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Remdesivir là một loại thuốc được thử nghiệm để điều trị cho bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Ngoài ra, các bác sĩ cũng đã kết hợp nhiều loại thuốc điều trị hô hấp khác nhau. Các bài thuốc y học cổ truyền cũng đã được áp dụng nhưng chúng không cho kết quả khả quan.
Ngoài việc lây truyền qua đường hô hấp, COVID-19 còn có thể tồn tại trong đường ruột, thận, tuyến mồ hôi từ đó đi ra ngoài bằng phân, nước tiểu, mồ hôi. Nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, các enzyme chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) rất có thể là yếu tố quan trọng trong việc phát triển bệnh. Đa số những người tử vong trong đại dịch này đều là những người có bệnh nền như: Huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, động mạch vành, nhồi máu não, viêm phế quản mãn tĩnh. Hiện nguồn gốc của virus và cơ chế phát triển của bệnh vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
Công nghệ ozone có thể được ứng dụng trong phương pháp điều trị COVID-19 bằng cách khử trùng môi trường (bệnh viện, nơi công cộng, xe oto, …) , môi trường nước uống, nước thải, thực phẩm. Ngoài ra, chúng cũng được dàng để cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp
Khử trùng môi trường
Để giảm thiểu sự lây lan của virus COVID-19, các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong môi trường được thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc hơn. Ở Hoa Kỳ, Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) đã cho phép sử dụng 24 loại thuốc khử trùng khác nhau gồm: hydro peroxide (H2O2 là 1 trong 4 chất khử trùng hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi trên thế giới), natri hypochlorite, axit peroxyacetic, ethanol, alkyl dimethyl benzyl ammonium clorua, didecyl dimethyl ammonium clorua, octyl decyl dimethyl ammonium clorua, natri carbonate peroxyhydrate, natri dichloros-triazinetrione.
Tầm quan trọng của việc khử trùng môi trường đã được chứng minh bằng nghiên cứu thực tế tại Singapore. Virus tồn tại trên hầu hết các bề mặt trong phòng cách ly nhiễm khuẩn như: Tay nắm cửa, công tắc đèn, giường, tay vịn, cửa sổ, bồn cầu, bồn rửa bát, … Ngược lại, trong phòng mà con người thường xuyên rửa tay với xà phòng các bề mặt trên lại không tìm thấy virus. Theo các chuyên gia, sự hiện diện của virus nCoV chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như: Chủng virus, loại bề mặt, môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, phương pháp xác định khả năng tồn tại. Một khi đã ở trong môi trường ô nhiễm, bàn tay có sự tiếp xúc với các bề mặt sau đó tiếp xúc với mắt, mũi hoặc miệng từ đó làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, phương pháp phòng ngừa sự lây lan của bệnh hiệu quả là thường xuyên rửa tay với xà phòng và hạn chế đưa tay lên, mắt, mũi, miệng. Ngoài ra, việc khử trùng môi trường cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Ozone được xác định là loại khí có tác dụng đối với nhiều loại virus khác nhau. Chỉ sau thời gian tiếp xúc khoảng 30s, 99% virus bị bất hoạt, lớp vỏ ngoài bị ảnh hưởng từ đó phá vỡ RNA. So với các phương pháp khử trùng khác, ozone sở hữu nhiều ưu điểm hơn, chúng là hợp chất có sẵn trong tự nhiên, được sản xuất nhân tạo từ oxy có sẵn trong môi trường, dễ phân hủy thành oxy với chu kỳ bán rã từ 10 đến 30 phút. Đồng thời, ozone cũng là một loại khí có thể bao phủ toàn bộ không gian, xâm nhập vào từng ngóc ngách từ đó làm tăng hiệu quả khử trùng một cách tối đa. Mặc dù vậy, bản thân ozone lại có tính oxy hóa khử mạnh, do đó, chúng dễ ăn mòn nhiều vật liệu. Khi tiếp xúc với ozone ở nồng độ cao dễ khiến cá nhân bị tổn thương giác mạc, niêm mạc và nhiều hệ lụy khác.
Cục An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) tại Hoa Kỳ đã thiết lập tiêu chuẩn an toàn khi tiếp xúc với ozone. Theo đó, với nồng độ ozone ở mức 0.1ppm được phép tiếp xúc trong 8 giờ hoặc với nồng độ 0.3 ppm được phép tiếp xúc trong 15 phút. Các thông số này cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Hiệu quả chống virus tối đa của ozone đòi hỏi được thực hiện trong môi trường có độ ẩm lớn hơn 90% và nồng độ ozone đạt từ 20 đến 25 pp, tương đương 39 đến 49 mg/m3.
Một nghiên cứu cho thấy trong quá trình xử lý các mẫu chứa virus bằng ozone, các bề mặt khô cứng như thép, nhựa, thủy tinh có mức độ chịu ảnh hưởng tương đương với các bề mặt mềm như vải, bông, thảm.
Việc sử dụng máy tạo ozone công nghiệp (https://rama.com.vn/may-ozone-cong-nghiep/), máy ozone dân dụng với nồng độ phù hợp sẽ giúp khử trùng phòng, bênh viện, nơi công cộng, khách sạn, cabin tàu du lịch, văn phòng, … một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, cần di chuyển toàn bộ người và động vật nuôi ra khỏi môi trường khi thiết bị hoạt động. Trong trường hợp hít phải mùi ozone, cần nhanh chóng đi ra khỏi môi trường, uống nhiều nước.
Ứng dụng ozone trong khử trùng đã được áp dụng trong thực tế, điển hình là việc khử trùng đồ giặt bệnh viện. Ngoài ra, ozone cũng mang đến hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải, chế biến thực phẩm. Việc sử dụng công nghệ này để kiểm soát virus vẫn tiếp tục được tiến hành.
Việc loại bỏ virus bằng ozone
Ozone có thể làm bất hoạt virus thông qua quá trình oxy hóa trực tiếp. Một nhược điểm chung của phương pháp UV và các phương pháp khử trùng truyền thống đó là việc không thể đạt hiệu quả cao trong việc loại bỏ virus trong môi trường chất lỏng. Tuy nhiên, với công nghệ ozone, vấn đề được giải quyết một cách tốt hơn:
- Khi dẫn truyền ozone vào trong môi trường, sự ức chế virus diễn ra.
- Song song với quá trình trên, khi tiếp xúc với ozone ở mức độ an toàn, các tế bào lympho và bạch cầu đơn thân di chuyển qua bạch huyết, kích hoạt các tế bào khác từ đó tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Một số enzyme được kích hoạt cũng có ảnh hưởng trong việc tiêu diệt virus.
- Liệu pháp ozone hóa ổn định chuyển hóa ở gan và fibrinogen và prothrombin giúp huyết tương trong cơ thể người bệnh duy trì ở mức bình thường từ đó ngăn ngừa sự tổn thương cho tim, gan, phổi, thận.
- Trong quá trình điều trị bằng liệu pháp ozone, có thể sử dụng ozone ở nồng độ 90 µg/mL cho mỗi 1 ml máu.
- Nước ozone hóa đã được Bộ Y tế của Liên Bang Nga cho phép sử dụng tại các bệnh viện, khoa chỉnh hình, da liễu, phụ khoa, phụ sản từ năm 1980. Đến năm 2004, công nghệ này chính thức được công nhận tại Ukraine
Phương pháp nước ozone hóa được áp dụng sau khi đã tính toán nồng độ ozone phù hợp với trọng lượng cơ thể của bệnh nhân. Thời gian cho mỗi lần trị liệu là từ 20 đến 30 phút. Thực tế đã chứng minh, nước ozone hóa có tác dụng trong việc điều trị các bệnh do virus gây ra như: Epstein Barr, Cytomegalovirus, Papillomavirus, HIV, Herphes Zoster, Herpes Simplex, …
Một phân tích về sự tương tác của ozone với NaCl đã chứng minh rằng sự phân hủy của ozone trong nước có NaCl không đi kèm với sự hình thành của các sản phẩm khác ngoài oxy. Đặc biệt, không hề có sự xuất hiện của hypochlorite và chlorate. Điều này đã khẳng định sự an toàn của ozone trong ứng dụng y học.
Kết luận
Ozone mang đến hiệu quả cao trong việc khử trùng, tiêu diệt virus, ngăn ngừa sự lây lan của các các bệnh truyền nhiễm. Trong mọi trường hợp, không gian khử trùng cần được đảm bảo không có người và động vật bên trong. Riêng đối với virus SARS-CoV-2, liệu pháp ozone mang đến hiệu quả tích cực. Nhiều bệnh nhân đã được điều trị thử nghiệm và cho thấy kết quả tương đồng.