Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG – NGUYÊN NHÂN TỪ ĐÂU?

Cùng với sự phát triển rầm rộ của thời kì công nghiệp hóa, đời sống người dân được nâng tầm hiện đại đã mang đến rất nhiều tiện ích. Bên cạnh những điểm ưu việt thì cũng kéo theo hành ngàn hệ lụy. Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng một trong những điều đáng lo ngại nhất là vẫn đề ô nhiễm môi trường.

Hiện nay môi trường đang bị phá hoại một cách trầm trọng. Không chỉ nước, không khí mà cả môi trường đất cũng đang oằn mình trước cơn “bạo bệnh”. Nhân loại chúng ta đang sống trên chính bãi rác mình thải ra.

THỰC TRẠNG HIỆN NAY

Vấn đề ô nhiễm ở Việt Nam đang được coi là một vấn nạn. Trên hầu hết các mặt báo, các trang tin đều xuất hiện những dòng trạng thái, những lời cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường. Thế nhưng việc kêu cứ kêu, việc làm ô nhiễm vẫn cứ diễn ra thường xuyên, đều đặn và liên tục. Trong cuộc sống hàng ngày, không hề khó đề thấy được những dòng sông ngập rác, những bãi đất rộng phủ toàn ni-lông, những ống khói đen vươn lên tận trời, xe cộ thi nhau xả khí, công trường làm việc không ngừng nghỉ… Chưa hề có một sự thay đổi tiến bộ nào xảy ra.

NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp

Trong nước có rất nhiều khu công nghiệp mọc lên để hưởng ứng quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các nhà máy lại chưa được đầu tư để giải quyết triệt để việc xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường. Vì vậy mà hàng loạt các khu công nghiệp đang cùng nhau làm cho môi trường trở nên ô nhiễm từ hoạt động của chúng.

Quá trình hoạt động của các khu công nghiệp gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, quy mô lớn và khó khắc phục nhất. Việc đốt nhiên liệu tạo ra các loại khí độc như: CO2, CO, SO2… kèm theo đó là bụi than, rò rỉ khí đốt, rò rỉ dây chuyền sản xuất làm cho không khí xung quanh lẫn tạp chất, lan rộng trong vùng, thậm chí đến cả những vùng khác.

Khí thải từ nhà máy không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên

Chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học

Để đảm bảo mùa vụ, tăng năng suất cây trồng nên người nông dân đã quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Họ phun, tiêm các loại thuốc trừ sâu, kích rễ, tăng quả, phân kích thích tăng trưởng, phân giúp đậu hoa… Hàm lượng các loại thuốc quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn góp phần làm ô nhiễm không khí. Một phần chất độc hai cũng ngấm vào đất gây ô nhiễm đất.

Bộ tài nguyên môi trường cho biết, hiện tượng thoái hóa đất, ô nhiễm đất đang làm ảnh hưởng đến một phần  diện tích đất trồng trên toàn quốc. Trong đó phần lớn là đất trồng ở nông thôn và vùng núi. Hiện tượng này cũng đang dần lan rộng hơn nếu không có những biện pháp ngăn chặn triệt để.

Các chất rác thải rắn

Ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất ra đời phục vụ nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngày càng lớn của người dân. Chính điều này đã làm tiền đề cho sự gia tăng một lượng lớn rác thải rắn bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng… Nguồn rác thải này có ở khắp mọi chỗ, mọi nơi và mọi vùng miền với một lượng khổng lồ. Bên cạnh đó công nghệ xử lý ở nhiều địa phương còn thô sơ, vụn vặt, nhiều bất cập.

Rác được vứt bừa bải, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất, nước, không khí

Theo tính toán, các loại chất thải này phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy. Không chỉ vậy chúng còn gia tăng cả về số lượng, thành phần và tính chất. Vậy khi được thải ra môi trường đất, chúng  xâm lấn, hòa trộn vào đất làm mất đi tính chất cơ bản của đất, gây ra nhiều tác động xấu cho đất.

Ý thức của người dân

Theo đánh giá chủ quan, đây chính là nguyên nhân cơ bản và cốt lõi nhất

Đầu tiên chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Vẫn còn thấy những hành vi xấu xảy ra trong cuộc sống hàng ngày như vứt rác bừa bãi, phóng uế, …Rất nhiều người cho rằng chỉ một cái túi bóng, một vỏ sữa hay một cái lon nước không đủ đề làm ô nhiễm môi trường. Nhưng một người, hai người, một trăm người, một nghìn người như thế đã vô tình làm cho môi trường trở thành một “hố rác khổng lồ”. Một vài người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là của các cấp chính quyền, của các đoàn thể, của một ai đó chứ không phải của mình. Xuất phát từ những tư tưởng lạc hậu và thiếu trách nhiệm đó mà hàng ngày rác cứ thải ra môi trường một cách tự do.

Những việc làm, tư tưởng kể trên không chỉ tác động xấu đến môi trường mà còn vô tình dẫn đến một hệ lụy nặng nề hơn – ý thức của lớp trẻ. Người lớn không làm gương thì làm sao có thể giáo dục được con trẻ. Mặc dù trong các nhà trường đã có chương trình dạy tích hợp cho trẻ về bảo vệ môi trường, về giữ gìn trường lớp xanh-sạch-đẹp… Nhưng quanh chúng người lớn vẫn hồn nhiên vứt rác ra đường, đi vệ sinh ở gốc cây, quăng tất cả những gì không dùng đến xuống sông thì cái mà chúng được giáo dục liệu có cần thiết không?

Thả cá thả luôn cả túi bóng

Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang là vấn đề báo động đỏ được toàn  xã hội quan tâm. Hơn ai hết, chúng ta là những người phải gánh chịu những quả nặng nề do chính mình gây ra. Cần có những giải pháp cụ thể để hạn chế những tác động của môi trường ô nhiễm đối với sức khỏe của chúng ta. Sử dụng các sản phẩm xử lí khí thải, lọc không khí, máy ozone khử độc… chính là các biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này.Cộng thêm với ý thức của người dân, của doanh nghiệp chắc chắn môi trường quanh ta sẽ được hồi sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *