Sản phẩm từ nhựa được sử dụng rất rất nhiều trong đời sống hàng ngày, cũng như các lĩnh vực công nghiệp khác. Tuy nhiên đi liền với sự phổ biến đó thì nước thải trong quá trình sản xuất nhựa cũng cần được xử lý một cách triệt để đảm bảo an toàn nguồn nước.
Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam
Năm 2009, Việt Nam chính thức tham gia TPP (Hiệp định Thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương), yêu cầu đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm là cấp thiết hơn bao giờ hết.
Công ty Nhiệt Phát Lộc là đơn vị chuyên sản xuất tôn nhựa pvc, ngói nhựa pvc cho biết: Yếu điểm rất lớn của nước ta là công nghệ sản xuất còn rất lạc hậu, nguồn nguyên liệu nhựa trong nước chỉ đáp ứng được 20-30% nhu cầu cho các sản phẩm từ nhự PE, PS, PVC, PP, PET. Còn lại 70% là phải nhập khẩu để sản xuất. Vì vậy ngành nhựa luôn bị ảnh hưởng nặng tự các biến động về giá và nguồn cung cấp trên thị trường thế giới.
Thành phần chính trong nước thải sản xuất nhựa
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa
Thuyết minh Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa:
- Song chắn rác: vai trò giữ lại các rác thải to nhỏ (là các chất nhựa không tan nổi lên bề mặt) để đưa chúng vào Hố thu rác thải, hố thu thường có kích thước sâu có bố trí bơm chìm để bơm nước thải sang bể điều hòa
- Trong bể điều hòa nước thải được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí, sau đó nước thải được bơm lên bể keo tụ tạo bông.
- Bể keo tụ tạo bông: đây là loai bể kết hợp giữa phương pháp hóa học và cơ học. Trong quá trình này phải thêm vào bể một lượng phèn nhôm nhất định để tạo khả năng kết dính giữa các hạt lơ lửng. tập hợp các cặn nhỏ thành cặn lớn dễ tách. Mục đích của quá trình này là loại bỏ cặn trong bể lắng tiếp theo. Trong bể keo tụ tạo bông sẽ xảy ra 2 quá trình: + Keo tụ phá vỡ trạng thái bền của hạt keo, + Tạo bông kết dính các hạt keo bị phá bền
- Tiếp theo nước thải được dẫn qua bể lắng I, để lắng các bông cặn đã keo tụ.
- Sau bể lắng I, nước được dẫn vào bể sinh học hiếu khí Aerotank.
- Tại bể sinh học hiếu khí Aerotank, không khí được cấp 24/24h. Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được bổ sung định kỳ mỗi tuần từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật trong bể sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí CO2 và H2O là giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có vật liệu tiếp xúc nhằm tăng khả năng tiếp xúc giữa nước thải và vi sinh vật, đồng thời tạo môi trường có vi sinh vật dính bám và phát triển.
- Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn trong nước thải. Trong bể lắng nước di chuyển bên trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó chuyển động ngược từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn dư sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
- Trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận, nước thải được dẫn vào bể khử trùng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh đầu ra.
Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa
- Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu BOD, COD, Nitơ cao
- Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra
- Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học, dễ vận hành (có thể đào tạo những người chưa có chuyên môn về xử lý nước thải vận hành hệ thống)
- Giảm thiểu tối đa thể tích bùn thải, dễ dàng vận chuyển và bảo quản có thể sử dụng bùn để làm phân vi sinh bón cho cây trồng
- Có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý cho mục đích tưới cây, tưới đường …
Bên trên là toàn bộ Quy trình xử lý nước thải ngành nhựa. Hi vọng bài viết hữu ích giúp các doanh nghiệp sản xuất ngành nhựa có thêm tư liệu trong việc xử lý nguồn nước thải an toàn và hiệu quả. Trên thực tế, quy trình xử lý nước thải sản xuất nhựa có thể áp dụng thêm máy tạo khí ozone ở giai đoạn khử trùng cuối cùng. Mặc dù, chi phí đầu tư của thiết bị cao hơn so với việc sử dụng hóa chất nhưng chúng mang đến hiệu quả tốt hơn, đồng thời đảm bảo được yếu tố an toàn và thân thiện với môi trường.