Sản xuất gạch không nung có giảm thiểu ô nhiễm môi trường hơn không?

Ô nhiễm cả nguồn nước, khí thải, bụi bẩn và tiếng ồn từ các nhà máy sản xuất gạch gây bức xúc ở nhiều địa phương cả nước. Dù là gạch không nung và gạch nung truyền thống thì tình trạng ô nhiễm vẫn luôn có, song nếu so sánh mức độ ô nhiễm thì sản xuất gạch không nung tất nhiên giảm thiểu ô nhiễm môi trường hơn rất nhiều so với gạch nung truyền thống.

Tại sao gạch không nung giảm thiểu ô nhiễm môi trường hơn gạch nung truyền thống

Nguyên liệu của gạch nung chủ yếu là đất sét khai thác từ tự nhiên (với nguồn khai thác đất ruộng, đất phù sa, đất sét…) trong khi gạch không nung được cấu tạo từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: xỉ than, vôi bột, đá vụn và cát…Vì vậy, sử dụng gạch không nung giúp bảo vệ tài nguyên đất, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng trong sản xuất.

Sản xuất gạch không nung
Sản xuất gạch không nung

Đất sét là nguồn tài nguyên quốc gia, nên cần được bảo vệ và sử dụng cho các sản phẩm mang giá trị kinh tế hơn như làm ra các sản phẩm đồ gốm, sứ mỹ nghệ.

Đối với những công trình hiện đại cần sự giảm tải trọng lượng mà vẫn cần đảm bảo độ chịu lực thì gạch không nung rõ ràng tỏ rõ sự vượt trội. Gạch không nung có độ chịu lực từ 300 – 400kh/cm2, trọng lượng gạch không nung từ 550 – 750kg/m3 (trong khi gạch đất nung từ 1700 – 1800 kg/m3).

Gạch không nung giảm thiểu đáng kể lượng vữa trát dính, đồng thời giảm tỉ lệ nứt gẫy khi thay đổi nhiệt, cách âm cũng tốt hơn.

Quá trình sản xuất gạch không nung hạn chế sinh ra chất gây ô nhiễm độc hại nguồn đất, nguồn nước thải, và khí thải hơn so với gạch đất nung.

Thực tế, Từ năm 2010, chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020, song nước ta vẫn còn rất nhiều định kiến liên quan đến loại gạch này, nên gạch không nung vẫn chưa thực sự được đón nhận tích cực.

Công nghệ sản xuất gạch không nung

Nguyên liệu chủ yếu làm gạch không nung là đất cát vì vậy đơn vị sản xuất cần đặt gần nơi có nguồn đất cát dồi dào, các bước để tạo gạch không nung như sau

  • Bước 1: làm khô nguyên liệu như đất, cát đến khi còn từ 12-15% độ ẩm thì mang đến công đoạn thứ 2.
  • Bước 2: đem đất cát đi nghiền mịn, trộn với phụ gia trong các thiết bị nghiền trộn theo công thức khoa học.
  • Bước 3: Ủ hỗn hợp trên với vôi từ 15-18%. • Bước 4: Tiếp tục ủ với cát, chất thải xây dựng và phụ gia khác.
  • Bước 5: Ép định hình gạch không nung bằng các thiết bị máy ép. Đây là công đoạn quan trọng nhất đến chất lượng của viên gạch được làm ra. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia gạch nhẹ chưng áp AAC TCVN 7959:2011 về các thông số kỹ thuật cho những viên gạch.
Nguồn ảnh: vatlieuxaydung.org.vn

Để giảm thiểu tối đa chí hao mòn của giá đỡ gạch không nung các đơn vị sản xuất đang lựa chọn pallet gạch không nung bằng nhựa PVC thay vì pallet bằng tre, gỗ hay sắt.

Pallet nhựa PVC đỡ gạch không nung có độ bền cao, độ chịu lực và độ đàn hồi rất tốt (chịu lực uốn, kéo, nén của xi lanh thủy lực và lực rung chấn do bàn rung gây ra…). Lực ép, nén, rung và va đập của máy ép thủy lực với lực ép xi lanh từ 90 – 140 KN là rất lớn, ván đỡ tre và sắt dễ cong vênh hơn..

Pallet pvc gạch không nung

Pallet này thực ra là các tấm nhựa pvc (tên tiếng anh: pvc board, pvc sheet, pvc panel) – tấm nhựa kỹ thuật chuyên dụng với độ bền cơ học cao, nhựa pvc trơ về mặt hóa học tức không bị ăn bòn bởi hóa chất, chịu nhiệt độ cao trong quá trình ép gạch.

Sử dụng gạch không nung thay thế gạch nung truyền thống là xu hướng tất yếu của tương lai, thậm chí công nghệ phát triển không ngừng phát minh ra các vật liệu xây dựng nhẹ, độ bền cơ học cao để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *