Thuốc trừ sâu- Lợi ích trước mắt, hệ quả lâu dài

Thuốc trừ sâu được người nông dân sử dụng rộng rãi với mục đích diệt trừ sâu bệnh, tăng năng suất cây trồng. Với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, sử dụng thuốc trừ sâu là thực trạng phổ biến, thậm chí, nhiều người lạm dụng chúng mà không biết hệ lụy nghiêm trọng phía sau. Sự xuất hiện của lưu huỳnh trong thuộc trừ sau và phân bón có chứa nitơ được cảnh báo tác động không nhỏ đến thực vật trong khu vực sử dụng thuốc, gây thoái hóa đất và nghiêm trọng hơn là trôi theo dòng nước đi tới những vùng khác nhau, để lại hệ quả về sức khỏe người dân.

Sử dụng thuốc trừ sâu, lợi trước mắt, hệ quả lâu dài

Trong năm 2013, hơn 21 triệu kg lưu huỳnh nguyên tố đã được sử dụng chỉ riêng ở California. Ở nước ta, con số thống kê thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học chưa được thống kê chi tiết nhưng chúng ta hiểu rõ hệ quả mà chúng gây ra. Trẻ em được xem là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn hơn cả.

Một nghiên cứu mới của Đại học Berkley của California cho thấyn nguyên tố lưu huỳnh, một trong những loại thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất để kiểm soát nấm và sâu bệnh, có liên quan đáng kể đến sự phát triển của các triệu chứng liên quan đến hen suyễn và giảm chức năng phổi ở trẻ em sống gần trang trại nơi sử dụng thuốc trừ sâu.

Lưu huỳnh được sử dụng trong vòng một km tính từ nơi ở của trẻ có liên quan đến việc giảm lượng không khí bắt buộc thở ra tối đa mỗi giây ở một đứa trẻ trung bình bảy tuổi và tăng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn gấp 3,5 lần và tỷ lệ mắc bệnh gấp 2 lần với các triệu chứng như thở khò khè và khó thở.

Canh tác hữu cơ, xu hướng mới của ngành nông nghiệp

Phân bón gốc nitơ được sử dụng trong nông nghiệp ngay sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc và ngày càng trở nên phổ biến trong suốt phần cuối của thế kỷ 20. Nông dân thường bón nhiều hơn lượng khuyến cáo để bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh. Lượng phân bón dư thừa trong đất được chuyển vào dòng nước sông hồ và cuối cùng đổ ra biển, gây hủy hoại môi trường. Một nghiên cứu của Đại học Bang Louisiana cho thấy hơn 10.000 dặm vuông ở Vịnh Mexico đã bị ảnh hưởng bởi các vùng chết do ô nhiễm. Nghiên cứu mới cho thấy biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tác động gây ô nhiễm của phân bón nitơ, dẫn đến tiêu diệt nhiều tảo nở hoa hơn ở các vùng nước ven biển và làm giảm chất lượng của các lưu vực nước Đông Bắc, Thượng Mississippi và Great Lakes. Mưa lớn hơn, lũ lụt và hạn hán do nhiệt độ ấm hơn sẽ làm tăng dòng chảy nông nghiệp lên tới 20% vào năm 2100.

Bất kỳ sản phẩm/ khía cạnh nào cũng tồn tại 2 mặt đối lập, điều quan trọng là việc xem xét tính thiệt hại và lợi ích mà chúng đem lại. Cân nhắc, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, thay thế bằng phân bón hữu cơ, canh tác an toàn đang được nghiên cứu và áp dụng cục bộ tại nhiều nơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *