Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nước nói riêng đang trở thành một vấn nạn hàng đầu trên thế giới. Đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế vấn đề ô nhiễm nước tại các quốc gia phát triển diễn ra ngày càng nhiều. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau thống kê top 5 quốc gia ô nhiễm nước bậc nhất trên thế giới.
Trung Quốc
Là một quốc gia có diện tích vô cùng lớn với hệ thống sông hồ dày đặc, thế nhưng Trung Quốc cũng là quốc gia có chỉ số ô nhiễm nước hàng đầu thế giới. Con sông Dương Tử được biết đến như là con sông ô nhiễm bậc nhất tại Trung Quốc. Các thôn nhỏ ở Trung Quốc được cung cấp nguồn nước mà các nhà máy sử dụng để đổ nước thải và các hoá chất độc hại, gây nên các làng ung thư với tỷ lệ mắc ung thư tăng vọt.
Từ những năm 1999 có khoảng hơn 7000 triệu người tại đây uống phải nước ô nhiễm bởi chất thải từ người và động vậy gây nên dịch bệnh lớn tại đất nước này.
Năm 2010 vị tràn dầu tại vùng biển Hoảng hải dẫn tới sự vố nổ đường ống dẫn 1500 tấn dầu thô vào biển tạo ra một vành đai tràn 50km2 dầu trên mặt nước, nước biển tại đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều đạo luật để quản lý nước thải và xử lý nguồn cung cấp nước sạch, ngoài ra còn có nhiều chính sách về tiêu chuẩn chất lượng khác nhau tuỳ thuộc vào các ngành và mục đích sử dụng nước. Tuy nhiên quá trình thực hiện không được nghiêm ngặt nên hiệu quả thực tế đem lại không cao.
Mỹ
Mỹ là một cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới tuy nhiên vẫn không thể tránh được vấn nạn về ô nhiễm nguồn nước. Tại quốc gia này thuốc trừ sâu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm hàng đầu. Nếu uống phải nguồn nước bị ô nhiễm thuốc trừ sâu có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thần kinh cùng các cơ quan nội tạng.
Căn cứ vào các khảo sát tại Mỹ phát hiện Crom6 – một chất gây ung thư có trong nước uống của ít nhất 35 thành phố tại Mỹ, các nghiên cứu khác cũng tìm thấy được các hoá chất gây ung thư có trong nước uống trong ít nhất 33 tiểu bang tại Mỹ
Mặc dù đã ban hành nhiều đạo luật về nước uống nan toàn và quy định về số lượng các chất gây ô nhiễm có thể có trong nước uống tuy nhiên thực tế áp dụng của các quy định này vẫn còn rất xa vời và khó thực thi.
Ấn Độ
Ấn Độ là đất nước khiến cho nguồn nước thế giới ô nhiễm đáng kể, vì các điều kiện về kinh tế, vật chất, giáo dục và ý thức của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế. Các nhà náy xử lý nước thải đang hoạt động nhưng không được duy trì và bảo dưỡng gây nên ô nhiễm và bệnh tật rộng rãi ở Ấn Độ. Có tới 97 triệu người dân Ấn Độ không tiếp cận được với nguồn nước sạch.
Chính phủ Ấn Độ đã ban hành đạo luật phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm vào năm 1974 để bảo vệ tài nguyên nước với mục tiêu bảo tồn nguồn nước sạch cho người dân Ấn Độ, Đạo luật này vẫn đang có hiệu lực và liên tục được sửa đổi. Tuy nhiên, với thói quen sinh hoạt bừa bãi và ý thức bảo vệ nguồn nước còn kém thì có thể nhận xét đạo luật này chưa thực sự đem lại hiệu quả.
Nhật Bản
Nước ở bề mặt đang chiếm khoảng 70% nguồn nước uống được sử dụng trên khắp đất nước Nhật Bản. Nhất là khi vấn nạn ô nhiễm nguồn nước ngầm tăng vọt trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo là Clo đang dần dần xâm chiếm nguồn nước này, vấn đề oxy hoá làm tảo nở hoa cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nước và có thể gây độc hại cho con người.
Chưa kể đến các thảm hoạ về hạt nhân trong quá khứ làm rò rỉ phóng xạ vào môi trường nước. Cộng với các vấn đề về đô thị hoá nhanh, công nghiệp hoá quá nhanh trong khi chất lượng hệ thống thoát nước còn chưa phát triển kịp là ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước nơi đay. Mặc dù cơ quan chính quyền tại Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực để làm sạch nguồn nước nhưng đến nay vẫn có rất nhiều người dân tại đây vẫn phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm nặng.
Indonesia
Trong những năm gần đây, Indonesia đã nhanh chóng vươn lên và trở thành một trong những quốc gia có chỉ số ô nhiễm nước bậc nhất thế giới.
Nước ở Indonesia chiếm khoảng 6% lượng nước trên toàn thế giới, nhưng trong đó có tới 80% dân số tại đây không được tiếp cận với nguồn nước sạch, 66% dân số phải sử dụng nước sông để tắm rửa.
Ngoài vấn đề về ô nhiễm môi trường quốc gia này cũng có nạn phá rừng cực kỳ nghiêm trọng. Kết quả là có tới 40% rừng bị tàn phá chỉ trong vòng chưa đầy 50 năm.
Chính phủ Indonesia đã có những chương trình đánh giá và kiểm soát ô nhiễm, khuyến khích các công ty áp dụng các điều kiện kinh doanh sạch và an toàn để tạo điều kiện phát triển bền vững cho môi trường nơi đây.