Trẻ em uống nước từ giếng khơi có nguy cơ bị nhiễm chì cao hơn

Thành phần các chất có trong nước tiêu dùng cung cấp cho thành phố được đặc biệt quan tâm nhưng thành phần các chất trong nước giếng khơi dường như bị lãng quên, thậm chí là không được kiểm soát.

Hệ quả của việc sử dụng nước nhiễm chì trở nên nặng nề hơn khi đa số các trẻ nằm trong đối tượng này đều là những trẻ em nghèo, hoặc là người da đen, phải sống trong môi trường bị phân biệt đối xử nặng nề.

Hàm lượn chì có trong nước giếng khơi không hề nhỏ, đo dọa nghiêm trọng đến thế hệ tương lai

Chì là một kim loại nặng, không có mùi và không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chúng cực kỳ nguy hại khi là chất làm tăng nguy cơ bị ung thư, có độc tính cao đối với não và hệ thần kinh, cũng như hầu hết các cơ quan khác. Tìm hiểu thêm tại đây.

Sự việc xảy ra tại Flint, Michigan vào năm 2014 liên quan đến việc sử dụng nước nhiễm chì đã làm dấy lên lo ngại về chì trong nguồn nước uống, ngay lập tức các quy định liên quan đến việc kiểm soát nồng độ chì có trong nước cấp cho thành phố được ban hành, nhưng người ta ít chú ý đến nguồn nước từ giếng tự đào – nguồn nước cung cấp cho 42,5 triệu người Mỹ, tương đương với 13% dân số.

Trẻ em da đen, sống ở vùng kinh tế nghèo có tỉ lệ sử dụng nước nhiễm chì cao hơn

Nghiên cứu, được công bố trong Báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia  cho thấy sự thật đáng buồn về tình trạng nhiễm chì ở trẻ em khi sử dụng nước giếng. Nghiên cứu được thực hiện trên 60.000 trẻ em ở Bắc Carolina với kết quả chỉ ra rằng những trẻ sống gần giếng khơi có nồng độ chì trong máu cao hơn trung bình 20% so với những trẻ được sử dụng nước sạch. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trẻ em sống trong những gia đình nghèo khổ hơn có nguy cơ bị nhiễm chì cao hơn. Điều đó xảy ra tương tự với những đứa trẻ da đen.

Jackie MacDonald Gibson, tác giả của nghiên cứu cho biết, rủi ro đặc biệt cao đối với trẻ em trong các hộ gia đình có thu nhập thấp và ở các khu vực người Mỹ gốc Phi không được tiếp cận với dịch vụ cung cấp nước sạch – một hệ lụy của tình trạng phân biệt đối xử. Sự phân biệt này đóng góp một phần quan trọng vào việc duy trì sự nghèo khổ cũng như tác động lớn đến nhận thức của trẻ nhỏ.

Khi trẻ em sử dụng nước nhiễm chì, có 40-50% chì hấp thụ trong máu, mô mềm và xương (Nguồn ảnh: https://axiosreview.org/filter-lead-from-domestic-water/)

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), không có mức chỉ số nào là an toàn với hàm lượng chì trong nước và việc phơi nhiễm chì ở thời thơ ấu có liên quan đến việc giảm chỉ số IQ, ADHD.

Trước thực trạng đó, từ năm 1991, tất cả các nguồn nước đều được giám sát về mức độ chì cũng như hàm lượng các kim loại nặng khác, kể cả với nước giếng. Tuy nhiên, việc giám sát không hề đơn giản bởi chúng cần đến nguồn kinh phí lớn mà điều này thì dường như là không thể đối với các hộ gia đình nghèo. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân cần sự hỗ trợ về tài chính, giáo dục nhận thức về tác hại của nước nhiễm chì cũng như công nghệ xử lý. Tất cả trẻ em đều có quyền bình đẳng, chúng đều cần được sống trong công bằng và sử dụng nguồn nước sạch, an toàn cho sức khỏe. Mong rằng, tất cả trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng “quyền lợi chính đáng đó” trong một ngày không xa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *