Vì sao sử dụng công nghệ thẩm thấu ngược để lọc nước?

Bạn có biết thẩm thấu ngược là gì? Có nhiều phương pháp xử lý nước khác nhau như màng lọc than hoạt tính, ion, ozone nhưng phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là thấm thấu ngược (RO). Thông thường, nước thường di chuyển từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao nhưng quá trình thẩm thấu ngược lại khiến nước đi từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp. Trong quá trình nước di chuyển các chất gây ô nhiễm bị giữ lại trên màng lọc, không thể thoát ra bên ngoài, chỉ có các hạt nước nguyên chất mới có thể lọt qua.

Thẩm thấu ngược là gì?

Trong khiến thức được dạy tại trường, thẩm thấu là quá trình các phân tử nước đi qua một màng lọc mà các hạt vật chất không thể đi qua. Lí do là hạt vật chất có điện tích hoặc kích thước quá lớn. Với phân tử nước, mặc dù cũng mang điện tích nhưng kích thước của chúng siêu nhỏ, vẫn có thể đi qua màng.

Thông thường, nước di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao để đạt trạng thái cân bằng nồng độ. Trong thẩm thấu ngược (RO), quy luật này diễn ra ngược lại. Thay vì di chuyển đến nơi có nhiều chất hòa tan hơn, nước lại chảy theo hướng ngược lại. Nước bị ép qua màng lọc và các chất hòa tan như canxi, asen, vi khuẩn, hạt vật chất bị giữ lại. Nước thành phẩm theo đường ống dẫn đi ra ngoài, một phần nước bị giữ lại để rửa các chất gây ô nhiễm. Nước thải được dẫn ra ngoài hoặc tái chế qua hệ thống RO để tiết kiệm tài nguyên.

So sánh hiệu quả làm sạch của RO với các công nghệ khác

Để so sánh hiệu quả của quá trình thẩm thấu ngược với các công nghệ làm sạch khác, trước tiên, cần hiểu rõ về các công nghệ này.

Than hoạt tính

Một phương pháp lọc khá quen thuộc với nhiều người đó là lọc carbon (than hoạt tính). Có 2 cơ chế làm việc đó là: Lọc cơ học vật lý và lọc hút bám:

  • Lọc cơ học vật lý: Chỉ có các phân tử nước mới có thể đi qua các lỗ nhỏ liti trong cấu trúc than, các hạt vật chất bị giữ lại.
  • Lọc hút bám: Bề mặt phân tử than thu hút các chất gây ô nhiễm trong nước và giữ chúng lại.

Mỗi phương pháp khác có một ưu điểm nhất định, do đó, hiệu quả mang lại là khác nhau. Với lọc hút bám, chúng loại bỏ tốt clo, benzen, hóa chất công nghiệp còn lọc cơ học có thể loại bỏ chì, thủy ngân, amianng, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Mặc dù vậy, các chất gây ô nhiễm vô cơ phổ biến như : Crom, nitrat, perchlorate, florua, asen lại không bị loại bỏ bằng than hoạt tính.

Bộ lọc gốm

Bộ lọc gốm có các lỗ siêu nhỏ, cho phép nước đi qua nhưng các hạt vật chất lại không thể qua. Mặc dù vậy, bộ lọc cơ học này chỉ có thể loại bỏ các hạt kích thước lớn, hóa chất không bị ảnh hưởng.

Khử ion

Bộ lọc khử ion phù hợp với việc xử lý nguồn nước có chứa các phân tử tích điện như muối khoáng. Hiệu quả làm sạch của chúng với muối là cao nhưng với các vi sinh vật như vi khuẩn E.coli, chất gây ô nhiễm không tích điện như trihalomethanes và VOC không đạt hiệu quả cao.

Chưng cất

Chưng cất là việc làm nóng nước cho đến khi chúng bay hơi và ngưng tụ, trở lại thành nước. Phương pháp này giúp loại bỏ khoáng chất, vi sinh vật và hóa chất nhưng không thể loại bỏ clo, trihalomethanes, VOC.

Như vậy, có thể thấy, các phương pháp lọc trên có ảnh hưởng nhất định tới một số chất gây ô nhiễm mà không thể làm sạch nước hoàn toàn. Trong khi đó, các chính phủ trên thế giới, đặc biệt là Mỹ lại rất quan tâm đến sự xuất hiện của các chất có trong nước. EPA còn ban hành những quy định riêng biệt về hàm lương chì và perchlorate. Ngay cả khi nguồn nước chúng ta tiếp xúc hàng ngay tưởng chừng như an toàn cũng có thể chứa các chất gây hại.

Với thẩm thấu ngược, làm việc một mình nhưng chúng vẫn có thể loại bỏ nhiều chất gây ô nhiễm khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả làm sạch, các nhà cung cấp thiết bị tích hợp thêm màng lọc than hoạt tính trong hệ thống RO. Mặc dù có cùng công nghệ, cùng nguyên lý hoạt động nhưng giá thành của các hệ thống lọc nước RO đang được bày bán trên thị trường có sự chênh lệch khá lớn. Lời khuyên cho người tiêu dùng đó là việc quan tâm đến giấy chứng nhận NSF. NSF là tổ chức độc lập thực hiện đánh giá các công nghệ dựa theo tiêu chuẩn quốc gia, từ đó đưa ra chứng nhận cho sản phẩm. Do đó, một thiết bị lọc RO có chứng nhận NSF có nghĩa là chúng đủ điều kiện để mang đến nguồn nước sạch cho bạn. Mặc dù vậy, trước khi lựa chọn sản phẩm, người dùng vẫn nên tự mình kiểm chứng các thông số cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *